ĐAU BỤNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

BS.CKI. Nguyễn Thành Vinh, Khoa Hậu sản, BVQT Phương Châu

Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm cực kỳ nhạy cảm, bởi trong giai đoạn này thai vẫn chưa ổn định trong tử cung và cơ thể mẹ bầu vẫn đang có nhiều thay đổi để thích nghi với thai nhi.

Nếu chỉ có căng tức bụng dưới hoặc đau bụng lâm râm thì mẹ bầu không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường và không đáng lo. Triệu chứng này là dấu hiệu của trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, làm tổ thành công, đồng thời là hệ quả của việc nôn ọe thường xuyên do nghén.

Sau đây là một số mẹo mẹ có thể áp dụng để giảm thiểu triệu chứng đau bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ:

- Tập những bài thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông máu và các khớp linh hoạt hơn

- Tắm nước ấm để giãn cơ giúp giảm hiện tượng co thắt đau tức bụng

- Uống nhiều nước ấm

- Tránh ngồi làm việc lâu (hơn 1 giờ) thay vào đó hãy thường xuyên thay đổi tư thế, vận động đi lại nhẹ nhàng sau thời gian ngồi hoặc đứng lâu

- Chia nhỏ bữa ăn nhằm tránh cảm giác quá no

- Ăn nhiều chất xơ, kết hợp với uống nhiều nước giúp tránh táo bón

Trong trường hợp, các cơn đau tức bụng cứ thường xuyên lặp lại nhiều lần gây khó chịu mệt mỏi và kèm theo các triệu chứng sau thì mẹ bầu hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời:

- Đau dữ dội khắp vùng bụng, xuất huyết, buồn nôn, chóng mặt

- Đau từng cơn giống như co thắt, đau không giảm, xuất hiện máu đỏ tươi hoặc vón cục từ âm đạo

- Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải, đi ngoài và buồn nôn

- Ra máu đỏ tươi kèm theo buồn nôn, nôn nghiêm trọng

Ngoài ra, có những bệnh lý khác có thể gây đau bụng khi mang thai như: viêm ruột thừa, u nang buồng trứng biến chứng (xoắn nang, vỡ nang), nhân xơ tử cung hoại tử, sỏi thận, nhiễm trùng tiểu, viêm phần phụ…

 

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

300 Nguyễn Văn Cừ nối dài, An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Đặt lịch hẹn khám: 0907 939 346

Cấp cứu Sản Phụ khoa: 02922 485 485

Wildcard SSL